Hội thảo “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ và các sản phẩm từ Đinh lăng” In
Thứ hai, 28/12/2020 16:25

Đinh lăng là loài cây quen thuộc của nhiều gia đình Việt Nam, toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng và bài thuốc khác nhau. Đứng trước nhu cầu sử dụng đinh lăng ngày càng tăng như hiện nay, năm 2018 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Dự án “Ứng dụng Khoa học & Công nghệ xây dựng mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ  (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) và sản xuất một số sản phẩm từ đinh lăng tại Bắc Giang”. Dự án do ThS. Khổng Thị Thanh – Giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang làm chủ nhiệm.

 

Đại biểu, khách mời tham quan các sản phẩm từ đinh lăng.


Sau 2 năm triển khai thực hiện Dự án, để đánh giá kết quả bước đầu của Dự án, cũng như quảng bá mô hình và giới thiệu các sản phẩm từ đinh lăng. Chiều ngày 25/12/2020, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang đã tổ chức Hội thảo “Ứng dụng Khoa học & Công nghệ xây dựng mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ  (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) và các sản phẩm từ Đinh lăng”.

 

Sản phẩm rượu đinh lăng và trà túi lọc đinh lăng.


Tới dự Hội thảo, về phía đại biểu khách mời có: Ông Triệu Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bắc Giang; Ông Nguyễn Xuân Bang – Giám đốc Khoa học, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ - Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi – Khoa Công nghệ Hóa, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Ông Bùi Trọng Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ; Ông Nguyễn Văn Quyết – Phó Chủ tịch UBND xã Thượng Lan, huyện Việt Yên; Ông Nguyễn Văn Tường – Giám đốc HTX Vân Hương, huyện Việt Yên; Ông Ngô Văn Văn – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo dược Hoa Hoa và các đại biểu quan tâm đến Dự án.

Về phía Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang có: TS. Nguyễn Tuấn Điệp – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Phòng Khoa học & HTQT, Khoa Nông học, Khoa Công nghệ thực phẩm, Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng & CGCN NLN cùng các cán bộ thực hiện Dự án.

 

TS. Nguyễn Tuấn Điệp – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc Hội thảo.


Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Tuấn Điệp – Phó Hiệu trưởng Nhà trường cho biết trong những năm qua Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang đã thực hiện nhiều nhiệm vụ khoa học & công nghệ các cấp, trong đó có những nhiệm vụ rất thành công và được lan tỏa rộng trong sản xuất. Dự án trồng cây dược liệu đinh lăng lá nhỏ hiện nay đang bước vào giai đoạn kết thúc, theo đánh giá ban đầu dự án đã thành công trong việc xây dựng mô hình. Hội thảo là dịp để các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các nhà khoa học, đơn vị chủ trì và nhóm chủ nhiệm Dự án trao đổi, thảo luận đưa ra những góp ý, tham luận nhằm hoàn thiện mô hình trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây đinh lăng lá nhỏ.

 

ThS. Khổng Thị Thanh – Giảng viên Khoa Công nghệ thực phẩm, Chủ nhiệm Dự án báo cáo kết quả thực hiện Dự án.

 

ThS. Nguyễn Thị Thanh Nguyên – Giảng viên Khoa Lâm nghiệp trình bày tham luận “Xây dựng mô hình trồng cây đinh lăng lá nhỏ theo một số tiêu chuẩn GACP-WHO”.

 

ThS. Phạm Thị Bình – Trưởng Bộ môn Khoa học thực phẩm, Khoa Công nghệ thực phẩm trình bày tham luận “Quy trình tách chiết các hợp chất giàu hoạt tính sinh học từ đinh lăng và quy trình sản xuất rượu đinh lăng”.



Dự án “Ứng dụng Khoa học & Công nghệ xây dựng mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ  (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) và sản xuất một số sản phẩm từ đinh lăng tại Bắc Giang” được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2020, với quy mô 2ha được trồng tại hai mô hình thuộc thôn Ruồng, xã Thượng Lan và thôn Lửa Hồng, xã Tự Lạn. Dự án hướng đến mục tiêu xây dựng thành công mô hình trồng cây dược liệu đinh lăng theo một số tiêu chí GACP-WHO, nghiên cứu quy trình công nghệ chiết xuất một số hợp chất từ đinh lăng, nghiên cứu sản xuất thử sản phẩm trà túi lọc đinh lăng, rượu đinh lăng và phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường. Việc xây dựng mô hình đinh lăng lá nhỏ theo tiêu chuẩn GACP-WHO sẽ góp phần bảo vệ môi trường.

 

Ông Triệu Ngọc Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Bắc Giang phát biểu.

 

Ông Ngô Văn Văn – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thảo dược Hoa Hoa, đơn vị phối hợp sản xuất trà túi lọc đinh lăng phát biểu.

Ông Nguyễn Văn Tường – Giám đốc HTX Vân Hương, đơn vị phối hợp sản xuất rượu đinh lăng phát biểu.

 

Ông Nguyễn Xuân Bang – Giám đốc Khoa học, Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ - Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phát biểu.

PGS.TS. Nguyễn Văn Lợi – Khoa Công nghệ Hóa, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát biểu.

Ông Nguyễn Văn Quyết – Phó Chủ tịch xã Thượng Lan, huyện Việt Yên đại diện chính quyền địa phương nơi thực hiện mô hình phát biểu.

Ông Bùi Trọng Thủy – Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ phát biểu.


Sau khi nghe chủ nhiệm Dự án báo cáo về kết quả thực hiện dự án và các báo cáo tham luận về xây dựng mô hình và quy trình tách, chiết, sản xuất các sản phẩm từ đinh lăng. Hội thảo đã nhận được 8 ý kiến góp ý từ các doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý như: Chủ nhiệm dự án cần xác định hoạt tính sinh học của saponin trong đinh lăng thuộc nhóm nào từ đó mới đánh giá được giá trị saponin của đinh lăng lá nhỏ; ngoài các sản phẩm trà túi lọc, rượu đinh lăng nhóm dự án có thể hướng đến các sản phẩm khác như viên uống diệp lục, nước uống đinh lăng…; Cần nghiên cứu đăng ký bản quyền về thương hiệu sản phẩm; Chủ nhiệm Dự án hoàn thiện quy trình sản xuất mô hình trồng cây đinh lăng lá nhỏ, sản xuất rượu và trà túi lọc để thực hiện nghiệm thu trong thời gian tới.

 

Các đại biểu, khách mời chụp ảnh lưu niệm cùng nhóm thực hiện Dự án.


Dự án “Ứng dụng Khoa học & Công nghệ xây dựng mô hình trồng đinh lăng lá nhỏ  (Polyscias Fruticosa (L.) Harms) và sản xuất một số sản phẩm từ đinh lăng tại Bắc Giang” sẽ mở ra hướng đi mới cho người dân huyện Việt Yên nói riêng và tỉnh Bắc Giang nói chung. Đây sẽ là cơ sở ban đầu để hình thành vùng sản xuất cung cấp cây dược liệu đinh lăng lá nhỏ đạt tiêu chuẩn GACP-WHO cho các đơn vị sản xuất, chế biến các sản phẩm từ đinh lăng trong và ngoài tỉnh.

Trần Trang