Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang được thành lập theo quyết định số 133/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Trường là cơ sở giáo dục Đại học công lập, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu sự quản lý Nhà nước về giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chức năng của trường là đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ Đại học và Cao đẳng, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp.
Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang đào tạo 10 ngành bậc Đại học, 9 ngành bậc Cao đẳng chủ yếu là các ngành thuộc lĩnh vực Nông, Lâm nghiệp và Quản lý tài nguyên, môi trường. Đây là các ngành hết sức cần thiết đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Tuy mới chính thức tuyển sinh và tổ chức đào tạo bậc Đại học từ năm 2011, nhưng Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang được kế thừa các điều kiện cơ sở vật chất và kinh nghiệm đào tạo của Trường Cao đẳng Nông – Lâm (Đơn vị được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới năm 2005). Được Bộ Nông nghiệp và PTNT ưu tiên hàng đầu về đầu tư, hiện tại, nhà trường đã hội đủ các điều kiện về đội ngũ Giảng viên cơ hữu và cơ sở vật chất để cam kết đảm bảo chất lượng đào tạo, cả về chuyên môn nghề nghiệp và phát triển nhân cách của người học. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, nhà trường vẫn khá bị động trong khâu tuyển sinh do uy tín, thương hiệu của nhà trường chưa đủ thuyết phục người học và do đặc điểm các ngành nghề đào tạo của trường.
Điều 34 Luật Giáo dục đại học đã chỉ rõ cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh. Dự thảo Quyết định Ban hành quy định tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy giai đoạn 2014 - 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nguyên tắc: Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh theo quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục đại học.
Vì vậy, Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh đáp ứng các yêu cầu về nội dung, điều kiện và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến áp dụng từ 2014 và sẽ tiếp tục hoàn thiện, phát triển để sử dụng cho các năm tiếp theo.
1. CƠ SỞ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH
1.1 Cơ sở pháp lý
- Luật Giáo dục đại học được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 ;
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
- Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 9 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020;
- Chiến lược phát triển Giáo dục giai đoạn 2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ;
- Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư sửa đổi, bổ sung số 03/2013/TT-BGD ĐT ký ngày 20/02/2013 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT;
- Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào ĐH, CĐ hệ chính quy;
- Dự thảo Quyết định ban hành quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy giai đoạn 2014-2016 ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.2. Mục đích, yêu cầu
Tuyển sinh bảo đảm chất lượng đầu vào làm cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo. Chọn được thí sinh đủ năng lực/học vấn và thái độ phù hợp với yêu cầu, đặc thù, triết lý đào tạo của nhà trường. Do vậy, quá trình tuyển sinh phải được thiết kế khoa học và khả thi để có thể đánh giá toàn diện và chính xác năng lực, động cơ học tập của thí sinh, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng mục tiêu của từng ngành đào tạo của trường. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, tạo thuận lợi và cơ hội tối đa cho thí sinh.
1.3. Nguyên tắc.
- Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tuyển sinh theo quy định tại Điều 34 Luật Giáo dục đại học;
- Thận trọng, giảm thiểu tối đa các rủi ro trong quá trình chuyển đổi từ tuyển sinh theo hình thức 3 chung sang tự tổ chức tuyển sinh.
- Hình thức, nội dung tuyển sinh phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường và chương trình giáo dục phổ thông;
- Các tiêu chí sử dụng trong xét tuyển được xác định có cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo chất lượng nguồn tuyển;
- Đảm bảo nguồn lực để thực hiện Đề án tuyển sinh;
- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch;
- Không gây phức tạp cho xã hội và tốn kém cho thí sinh, được dư luận đồng tình ủng hộ;
2. PHƯƠNG ÁN TUYỂN SINH
2.1. Phương thức tuyển sinh
Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang không tổ chức thi, chỉ xét tuyển. Trường thực hiện 2 phương thức xét tuyển như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả học tập bậc trung học phổ thông kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để đánh giá năng lực, khả năng tư duy, sở trường và các kỹ năng khác của thí sinh phù hợp với chuyên ngành đào tạo mà thí sinh đăng ký.
- Phương thức 2: Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.1.1 Phương thức 1
2.1.1.1) Tiêu chí xét tuyển:
Tiêu chí 1: Kết quả điểm trung bình chung các môn học của 3 năm học trung học phổ thông, có nhân hệ số đối với một số môn học thuộc khối ngành mà thí sinh đăng ký. Đây được coi là tiêu chí quan trọng nhất trong xét tuyển, bởi nó phản ánh toàn diện kiến thức (tất cả các môn học phổ thông) của thí sinh trong một thời gian dài (5-6 học kỳ). Tiêu chí này có trọng số 0,5 trong xét tuyển.
Tiêu chí 2: Điểm thi tốt nghiệp THPT, đây vừa là điều kiện pháp lý bắt buộc để thí sinh được nhận vào học ở bậc đại học, và cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá học vấn của thí sinh bởi là kết quả thi các môn học được coi là cốt lõi của chương trình phổ thông trung học. Tiêu chí này có trọng số 0,35 trong xét tuyển. Đối với thí sinh được miễn thi do thành tích học tập xuất sắc ở bậc phổ thông (theo dự thảo của Bộ GD ĐT) Trung học phổ thông điểm bình quân tốt nghiệp được tính 9 điểm.
Tiêu chí 3: Kết quả phỏng vấn trực tiếp của Hội đồng tuyển sinh: đánh giá năng lực tư duy, thái độ, kỹ năng, sở thích, năng khiếu... để bổ sung mức độ chính xác trong đánh giá khả năng, thái độ và thiên hướng nghề nghiệp theo ngành đăng ký dự thi của thí sinh. Nội dung và phương thức phỏng vấn được thiết kế theo ngành đào tạo bởi các chuyên gia về giáo dục và chuyên ngành. Tiêu chí này có trọng số 0,15 trong xét tuyển.
(Căn cứ xác định tiêu chí và trọng số của mỗi tiêu chí được trình bày ở mục 2.2 “Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh”)
Phương pháp xét tuyển:
- Bước 1: Xác định sàn xét tuyển:
a) Bậc Đại học:
- Kết quả điểm bình quân tất cả các môn học 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014, 6 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và 12) đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2014 từ 6,0 trở lên (nhân hệ số 2 đối với ba môn thi Đại học thuộc các ngành đăng ký dự tuyển).
- Tốt nghiệp THPT.
- Hạnh kiểm đạt loại Khá trở lên
b) Bậc cao đẳng:
- Kết quả điểm bình quân tất cả các môn học 5 học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12) đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2014, 6 học kỳ (lớp 10, lớp 11 và 12) đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2014 từ 5,5 trở lên (nhân hệ số 2 đối với ba môn thi Đại học thuộc các ngành đăng ký dự tuyển).
- Tốt nghiệp THPT.
- Hạnh kiểm đạt loại Khá trở lên
Bước 2 Tính điểm xét tuyển với trọng số của từng tiêu chí (thang điểm 10, làm tròn đến 2 chữ số thập phân)
Điểm xét tuyển = (điểm bình quân các môn học trung học phổ thông (hệ số 2 với 3 môn thuộc nhóm ngành dự tuyển) x 0,5+ điểm bình quân các môn thi tốt nghiệp (kể cả môn thi khuyến khích-nếu có) x 0,35+ điểm phỏng vấn x 0,15)+ điểm ưu tiên.
Bước 3: Xác định người trúng tuyển
Xét tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. Xét tuyển Đại học trước, Cao đẳng sau.
2.1.1.2) Lịch nộp hồ sơ, phỏng vấn và xét tuyển (Dự kiến).
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường THPT: Từ 11/3/2014 đến hết ngày 11/4/2014
- Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang: Từ 12/4/2014 đến hết ngày 12/5/2014.
- Thông báo mời phỏng vấn đối với các thí sinh đủ điều kiện về sàn xét tuyển: trước ngày 15/6/2014.
- Phỏng vấn trực tiếp (với các thí sinh đủ điều kiện về sàn xét tuyển) tại trường Nông - Lâm Bắc Giang theo khối ngành đăng ký dự tuyển: từ 4/7 đến 10/7/2014.
- Xét tuyển và công bố kết quả trúng tuyển: từ ngày 20/7 đến hết ngày 10/8/2014
2.1.1.3) Phương thức đăng kí của thí sinh;
- Thí sinh làm hồ sơ đăng kí xét tuyển gửi cho cán bộ làm công tác tuyển sinh của trường THPT để tập hợp, sau đó sẽ gửi cho Phòng Đào tạo trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang. Thí sinh cũng có thể gửi hồ sơ đăng kí xét tuyển qua Bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Phòng Đào tạo của trường.
- Hồ sơ đăng kí xét tuyển bao gồm:
+ Phiếu đăng kí xét tuyển (theo mẫu trên Website của trường);
+ Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh mới tốt nghiệp năm học 2013 - 2014;
+ Bảng điểm tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng);
+ Học bạ THPT (bản sao có công chứng)
+ Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo kết quả sơ tuyển và xét tuyển.
2.1.1.4) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:
a) Ưu tiên theo khu vực:
Khu vực ưu tiên
|
Điểm ưu tiên theo khu vực
|
Đại học
|
Cao đẳng
|
Khu vực 3
|
0
|
0
|
Khu vực 2
|
0.5
|
0.3
|
Khu vực 2 nông thôn
|
1.0
|
0.5
|
Khu vực 1
|
1.2
|
0.7
|
b) Ưu tiên theo đối tượng:
Đối tượng ưu tiên
|
Điểm ưu tiên theo đối tượng
|
Đại học
|
Cao đẳng
|
UT1 (đối tượng 01-04)
|
1.0
|
0.5
|
UT1 (đối tượng 05-07)
|
0.5
|
0.3
|
Tổng điểm ưu tiên của thí sinh cộng vào điểm trung bình chung không vượt quá 1.50 đối với Đại học (hoặc 1,0 đối với cao đẳng)
Khái niệm đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên được hiểu theo điều 7 của Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Ngoài ra trường còn ưu tiên tuyển thẳng các thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Quyết định số 293/QĐ-TTg).
Những học sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng qui định.
2.1.1.5) Lệ phí tuyển sinh:
Thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng lệ phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT.
2.1.2 Phương thức 2
Nhà trường dành 30% chỉ tiêu để xét tuyển thí sinh thi đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014 theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có kết quả thi từ điểm sàn trở lên tương ứng với từng khối thi của bậc đại học và cao đẳng, không có môn nào bị điểm 0;
2.1.2.1) Tiêu chí xét tuyển:
- Tổng điểm 3 môn thi (không nhân hệ số).
- Điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực.
- Xét điểm theo khối thi từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu.
- Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển trước;
2.1.2.2) Lịch xét tuyển:
- Đợt 1: Nhận hồ sơ từ 7 giờ ngày 20/8/2014 đến 17 giờ ngày 9/9/2014.
- Đợt 2: Nhận hồ sơ từ 7 giờ ngày 10/9/2014 đến 17 giờ ngày 30/9/2014.
2.1.2.3) Phương thức đăng kí của thí sinh;
- Thí sinh có thể nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển (ĐKXT) qua Bưu điện chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang.
- Hồ sơ xét tuyển gồm có: Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi đại học, cao đẳng theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và đào tạo; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên (nếu có); 02 phong bì dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc, số điện thoại.
- Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
- Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT.
2.1.2.4) Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:
Trường thực hiện chính sách ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng được quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2.1.2.5) Lệ phí tuyển sinh:
Thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ thu và sử dụng lệ phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp và Thông tư liên tịch số 25/2013/TTLT-BTC-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT/BTC-BGDĐT.
2.2. Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh
2.2.1 Sự phù hợp của phương thức tuyển sinh với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
- Đặc thù của trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang là Đào tạo các ngành Nông, Lâm nghiệp (Khoa học cây trồng, Chăn nuôi, Thú y, Lâm sinh, Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng) và Quản lý tài nguyên, môi trường, hiện là các ngành hết sức cần thiết đối với phát triển kinh tế xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp và nông thôn, nhưng không hấp dẫn người học. Đối tượng thí sinh chủ yếu là con em nông dân nghèo ở nông thôn và miền núi. Trong ba năm qua, tuyển sinh theo phương thức ba chung, sinh viên nhập học chủ yếu ở mức lân cận điểm sàn. Với đối tượng học sinh như trên, định hướng và triết lý đào tạo của nhà trường là thiên về ứng dụng, thực hành, phát huy lợi thế về cơ sở vật chất, đất đai và giảng viên cơ hữu có trình độ cao của nhà trường (lớp ít sinh viên, tỷ trọng thực hành, thực tập lớn trong chương trình đào tạo, điều kiện thực hành thực tập đầy đủ và thuận lợi). Do vậy, xét tuyển theo trình độ văn hóa tương đương ở mức trung bình khá trở lên ở bậc phổ thông là phù hợp với ngành nghề và quan điểm, định hướng đào tạo của nhà trường.
- Việc coi tiêu chí điểm bình quân các năm học phổ thông là tiêu chí có trọng số lớn nhất trong các tiêu chí xét tuyển (thay vì coi điểm thi tốt nghiệp là tiêu chí chủ yếu như một số cơ sở đào tạo khác) được đưa ra không chỉ dựa trên cơ sở phân tích tính toàn diện và thực chất của tiêu chí này, mà còn dựa trên kết quả phân tích hồi quy, tương quan kết quả học tập ở bậc Đại học của sinh viên chính quy năm thứ 2, 3 hiện đang theo học ở trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang (Phụ lục 5). Kết quả phân tích (từ dung lượng mẫu 250 sinh viên) cho thấy, điểm bình quân ba năm học cấp 3 là yếu tố có ảnh hưởng quyết định nhất đến kết quả học tập của sinh viên sau đó mới đến kết quả điểm thi tuyển sinh đại học ở kỳ thi ba chung, còn điểm thi tốt nghiệp không có ảnh hưởng rõ ràng đến kết quả học tập ở bậc đại học. Hệ số tương quan giữa kết quả học tập ở bậc đại học (điểm thi bình quân các môn) với điểm bình quân ở bậc phổ thông cũng cao hơn so với các tiêu chí đánh giá đầu vào khác như điểm thi tuyển sinh, điểm thi tốt nghiệp (phụ lục 5). Sử dụng kết quả phổ thông để xét tuyển vào đại học cũng là thông lệ ở nhiều nước (Úc, NewZealand và một số nước châu Âu). Việc nhân hệ số môn học theo khối ngành thí sinh đăng ký nhằm tính đến thiên hướng, năng khiếu của thí sinh đối với ngành học trong tiêu chí tuyển chọn.
- Việc dành một tỷ lệ đáng kể (30% tổng chỉ tiêu) cho thí sinh thi theo đề thi chung nhằm tuân thủ nguyên tắc thận trọng, do là năm đầu tiên thực hiện phương thức tuyển sinh mới, có thể có những rủi ro, bất cập chưa được tính đến, nên kết hợp tuyển sinh theo cả hai nhóm tiêu chí là cơ hội để trường phân tích, so sánh hiệu quả của hai phương thức tuyển sinh làm cơ sở để điều chỉnh thích hợp cho năm sau.
2.2.2 Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức thi - tuyển sinh đề xuất.
- Việc sử dụng tiêu chí chủ yếu (theo phương thức xét tuyển 1) là dựa trên kết quả học tập của cả quá trình học tập ở trường phổ thông, điểm thi tốt nghiệp và kết quả phỏng vấn trực tiếp thay cho kết quả một kì thi tuyển sinh, cho phép đánh giá năng lực toàn diện của thí sinh phát huy được năng lực học tập của mình ở trường đại học.
-Phương thức tuyển sinh tạo ra sự công bằng, khách quan cho tất cả các thí sinh, hạn chế được sự may rủi trong các kì thi tuyển sinh.
- Kết quả phân tích tương quan về điểm thi Đại học và điểm bình quân các năm học cấp 3 (Phụ lục 5, số liệu từ hơn 250 sinh viên chính quy năm thứ 2,3 tại Đại học NLBG) cho thấy, tương quan giữa điểm thi đại học và điểm bình quân các năm học phổ thông là khá cao (xấp xỉ 0,5), và điểm sàn năm 2012, 2013 (13-14 điểm) tương đương với 6,5 điểm bình quân ba năm PTTH. Do vậy, sẽ không có khác biệt lớn về trình độ của thí sinh trúng tuyển theo hai phương thức xét tuyển (theo kết quả học cấp 3 và theo điểm sàn tuyển sinh Đại học) mà đề án này đề xuất.
2.2.3 Thuận lợi, khó khăn của nhà trường, của thí sinh khi trường triển khai phương án tuyển sinh.
Thuận lợi:
- Giảm việc gây áp lực trong thi tuyển sinh đại học, cao đẳng cho thí sinh.
- Đáp ứng nguồn nhân lực và các ngành nghề mà xã hội đang cần.
- Phù hợp với đặc thù các ngành đào tạo của trường và với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
- Định hướng được việc lựa chọn nghề nghiệp cho học sinh THPT.
- Đảm bảo chất lượng và năng khiếu theo yêu cầu của ngành.
Khó khăn:
- Thí sinh có thể vừa nộp hồ sơ ĐKDT đại học các ngành khác, vừa nộp hồ sơ xét tuyển (tồn tại số ảo khi xét tuyển).
- Thiết kế nội dung và hình thức phỏng vấn để có thể đánh giá được năng lực tư duy và thái độ, định hướng nghề nghiệp của thí sinh cần có sự đầu tư đáng kể, bài bản, nghiêm túc mới có thể cho kết quả đáng tin cậy.
2.2.4 Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh và các giải pháp chống tiêu cực.
- Trong các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí lấy kết quả của 3 năm học THPT, do đó có thể xảy ra tình trạng thay học bạ đối với những em kém.
- Vì xét tuyển, nên có thể lợi dụng quan hệ với người thân trong trường hoặc nhờ cán bộ làm công tác tuyển sinh.
Để khắc phục những hiện tượng trên, nhà trường sẽ sử dụng các biện pháp:
- Kiểm tra chặt chẽ bản chính học bạ THPT.
- Xác minh Học bạ của các trường hợp nghi ngờ có tiêu cực.
- Công khai rộng rãi Đề án tuyển sinh của nhà trường để mọi người biết cùng tham gia giám sát quá trình xét tuyển.
- Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm qui chế tuyển sinh và có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với những trường hợp phát hiện các hiện tượng tiêu cực.
- Phối hợp với PA83 Công an tỉnh Bắc Giang trong công tác xét tuyển và hậu kiểm tuyển sinh.
2.3. Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh.
2.3.1 Điều kiện về con người.
Ở thời điểm hiện tại, tổng số giảng viên cơ hữu của trường là: 134 trong đó
- Tiến sĩ: 13 (10%)
- Thạc sĩ: 105 (78%)
- Đại học: 16 (12%)
Đến thời điểm bắt đầu năm học 2014-2015 (sau kì thi tuyển sinh), đội ngũ cán bộ giảng dạy cơ hữu của trường sẽ là:
Tổng số: 154 trong đó
- Tiến sĩ: 25 (16,23 %)
- Thạc sĩ: 109 (70,77 %)
- Đại học: 20 (12,98%)
(Lí do: 12 NCS tốt nghiệp về nước từ tháng 9/2014, 20 giảng viên tuyển mới đã qua kì thi tuyển dụng viên chức tháng 1/2014, chờ quyết định phê duyệt của Bộ NN và PTNT)
2.3.2 Cơ sở vật chất.
Hạng mục
|
Diện tích sàn (m2)
|
a) Giảng đường, nhà làm việc*
|
10.400
|
b) Thư viện
|
2.517
|
c) Phòng thí nghiệm, Xưởng trường
|
1.700
|
d) Ký túc xá
|
7.450
|
Tổng cộng
|
20.067
|
Diện tích đất đai: 58,5 ha.
* Đến năm 2014 diện tích Giảng đường tăng thêm 10.000 m2 do Dự án đầu tư xây dựng khu nhà học lý thuyết hoàn thành.
Với nguồn lực nói trên, năng lực tuyển sinh của nhà trường theo các tiêu chí hiện hành của Bộ là khoảng 2000 sinh viên/năm, tuy nhiên, nhà trường chỉ xây dựng chỉ tiêu 1300/năm (cả Đại học và Cao đẳng) nên hoàn toàn đủ năng lực để tổ chức tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo phương án dự kiến.
Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang đảm bảo bố trí, sắp xếp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác chuẩn bị, công tác tổ chức xét tuyển, công bố kết quả, hậu kiểm tuyển sinh đúng quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành.
3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.1 Nội dung công việc thực hiện trong quy trình tổ chức tuyển sinh
3.1.1. Công tác chuẩn bị tuyển sinh:
3.1.1.1) Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.
+ Thành phần của HĐTS trường gồm có: Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền; Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng; Uỷ viên thường trực: Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí; Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường: HĐTS các trường đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GD&ĐT; HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn, đúng cấu trúc do Bộ GD&ĐT quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTS trường: Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ; Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh; Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác tuyển sinh của trường; Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban Cơ sở vật chất. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;
+ Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.
3.1.1.2) Thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh.
Thông tin tuyển sinh của các trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi/xét tuyển, môn thi/xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.
3.1.2.3) Chủ tịch HĐTS Ban hành các Quyết định thành lập các Ban giúp việc Hội đồng TS:
+ Ban Thư ký HĐTS trường gồm có: Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm; Các uỷ viên: một số cán bộ Tổ tuyển sinh, Phòng Đào tạo và Phòng Khảo thí, các phòng (ban), cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường: Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó; Nhận, bảo quản hồ sơ xét tuyển của thí sinh; Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan hồ sơ xét tuyển của thí sinh; Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định; In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển; Ban thư ký HĐTS trường chỉ được tiến hành công việc liên quan đến bài thi khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban trở lên
+ Ban đề phỏng vấn:
a) Trưởng ban do Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Uỷ viên thường trực do Chủ tịch HĐTS trường chỉ định;
c) Các cán bộ xây dựng nội dung phỏng vấn, trường: 10 người ( 01 tiến sĩ Quản lý Giáo dục, 2 Thạc sĩ Tâm lý 2 thạc sĩ Quản lý giáo dục và 5 Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành đào tạo của trường: Kế toán, Khoa học cây trồng, Chăn nuôi, Công nghệ thực phẩm và Quản lí đất đai).Các cán bộ trên đều là những người đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực chuyęn môn của měnh.
d) Giúp việc Ban phỏng vấn có một số cán bộ làm nhiệm vụ đánh máy, in bộ câu hỏi phỏng vấn và đáp án.
+ Ban phỏng vấn:
a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm;
c) Các uỷ viên gồm: các cán bộ phụ trách phỏng vấn theo ngành học (gọi là Trưởng tiểu ban phỏng vấn) và các cán bộ phỏng vấn.
+Ban Cơ sở vật chất: Chuẩn bị nhân lực, kinh phí, vật chất phục vụ công tác tuyển sinh.
3.1.2.4) Chủ tịch HĐTS Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh;
3.1.2.5) Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, ... cho việc tổ chức xét tuyển.
3.1.2. Tổ chức xét tuyển
Hội đồng tuyển sinh trường chỉ đạo và điều hành các công việc sau đây:
· Chuẩn bị hồ sơ, biểu mẫu đăng ký xét tuyển.
· Phát hành hồ sơ đăng ký xét tuyển
· Tiếp nhận hồ sơ xét tuyển
· Lập danh sách thí sinh, cập nhật và xử lý thông tin.
· Xét tuyển theo Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Phương thức xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường.
· Biên bản xét duyệt trúng tuyển
· Quyết định công nhận trúng tuyển
· Lập danh sách thí sinh trúng tuyển
· Gửi thông báo trúng tuyển
· Công bố danh sách trúng tuyển công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng liên quan.
· Lập danh sách thí sinh trúng tuyển gửi các trường đại học - cao đẳng đối chiếu kiểm tra.
· Lập danh sách thí sinh trúng tuyển nhập học
· Quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển nhập học
· Gửi thông báo nhập học
· Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản.
3.3.2 Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh:
Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05/3/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là thanh tra tuyển sinh do Chủ tịch Công đoàn và Trưởng Ban thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐTS trường.
Ban thanh tra tuyển sinh chủ động phòng ngừa tiêu cực, phát hiện, xử lý sai phạm; thu thập thông tin chính xác, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo kịp thời đề ra giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, ứng phó với mọi tình huống bất thường, bảo đảm cho công tác tuyển sinh diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo quy định.
3.3.3 Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan,...
- Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng, khiếu nại tố cáo các hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh.
+ Hội đồng tuyển sinh của trường
+ Ban thanh tra tuyển sinh
+ Hòm thư góp ý của nhà trường
- Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng chứng cụ thể và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các bằng chứng.
- Cá nhân và tổ chức tiếp nhận khiếu nại tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng và xác minh tính chân thực của bằng chứng và báo cáo với HĐTS để có biện pháp xử lí thích hợp.
3.3.4 Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển sinh theo quy định.
Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh 2014 theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kết thúc kỳ tuyển sinh, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Nông nghiệp &PTNT.
3.3.5 Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh.
- Nhà trường luôn nhận được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Ninh… các Phòng giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và Phòng phổ thông; Đài phát thanh và Truyền hình các địa phương.
- Nhà trường có mối quan hệ gắn bó với hơn 200 trường THPT và Trung tâm GDTX ở các huyện thuộc các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Hà Giang, Yên Bái…
- Nhà trường sẽ phối hợp với PA83 Công an tỉnh Bắc Giang trong khi tổ chức xét tuyển và hậu kiểm tuyển sinh.
4. LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG
4.1 Lộ trình thực hiện.
- Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép công bố Đề án tuyển sinh để lấy ý kiến góp ý trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, trường sẽ chỉnh sửa, hoàn thiện Đề án và nếu được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận bằng văn bản khẳng định Đề án tuyển sinh riêng của trường đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Nhà trường sẽ thực hiện từ năm 2014.
- Sau kỳ tuyển sinh năm 2014, trường sẽ tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm và sẽ có các điều chỉnh thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh theo hướng tăng mức độ tự chủ trong tuyển sinh theo lộ trình, định hướng của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Từ năm 2015, trường dự kiến xây dựng và thực hiện tuyển sinh trên cơ sở đánh giá thí sinh toàn diện hơn, trong đó vẫn sử dụng kết quả phổ thông học tập ở bậc phổ thông, kết quả thi tốt nghiệp trong số các tiêu chí đánh giá, tuy nhiên, sẽ nâng dần trọng số của tiêu chí đánh giá riêng của trường về năng lực sinh viên thông qua các hình thức thi và phỏng vấn thích hợp.
4.2 Cam kết của trường.
- Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang tổ chức tuyển sinh theo quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho các thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.
- Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2014, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Xử lí nghiêm các hiện tượng tiêu cực, vi phạm Quy chế theo quy định.
Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và thi cử, ... Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang kính trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2014 và mong Bộ xem xét cho phép để kịp thời tổ chức thực hiện.
Bắc Giang, ngày 10 tháng 02 năm 2014
HIỆU TRƯỞNG
5. PHỤ LỤC
Phụ lục 1- Dự thảo Quy chế tuyển sinh riêng của trường;
Phụ lục 2 - Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm qua;
Phụ lục 3- Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường;
Phụ lục 4- Danh mục các nguồn lực (cơ sở vật chất và đội ngũ) để thực hiện đề án.
Phụ lục 5- Kết quả phân tích hồi quy, tương quan kết quả học tập của sinh viên năm thứ 2,3 Đại học Nông Lâm Bắc Giang.
Phụ lục1
QUY CHẾ
Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) hệ chính quy, bao gồm: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của trường trong công tác tuyển sinh; chuẩn bị và công tác tổ chức xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển; chế độ báo cáo và lưu trữ.
Điều 2. Phương thức tuyển sinh
Hàng năm, Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang tổ chức một lần tuyển sinh theo hai phương thức:
- Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, kết quả học tập bậc trung học phổ thông kết hợp với phỏng vấn trực tiếp để đánh giá năng lực, khả năng tư duy, sở trường và các kỹ năng khác của thí sinh phù hợp với chuyên ngành đào tạo mà thí sinh đăng ký.
- Xét tuyển căn cứ vào kết quả thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Chỉ đạo công tác tuyển sinh
Hàng năm, Nhà trường ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh để giúp Hiệu trưởng chỉ đạo công tác tuyển sinh.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo tuyển sinh do Hiệu trưởng quy định.
Điều 4. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuyển sinh
1. Hoạt động thanh tra tuyển sinh thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2. Trường có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu của công tác tuyển sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
3. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi đại học, cao đẳng không được tham gia công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các khâu công tác tuyển sinh.
Điều 5. Điều kiện dự xét tuyển
1. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội hoặc hoàn cảnh kinh tế, nếu có đủ các điều kiện sau đây đều được dự xét tuyển vào trường:
a) Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên;
b) Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Đối với người khuyết tật, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, Hiệu trưởng xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tuỳ tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học;
c) Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định;
g) Có mặt tại trường đã đăng ký dự thi đúng lịch thi, địa điểm, thời gian quy định ghi trong giấy báo dự thi;
2. Những người không đủ các điều kiện kể trên và những người thuộc diện dưới đây không được dự thi:
a) Không chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự;
b) Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự;
c) Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi);
Điều 6. Diện trúng tuyển
Những thí sinh có đầy đủ hồ sơ, có kết quả phỏng vấn và đạt điểm trúng tuyển do nhà trường quy định cho từng đối tượng thì thuộc diện trúng tuyển.
Điều 7. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh
a) Ưu tiên theo khu vực:
Khu vực ưu tiên
|
Điểm ưu tiên theo khu vực
|
Đại học
|
Cao đẳng
|
Khu vực 3
|
0
|
0
|
Khu vực 2
|
0.5
|
0.3
|
Khu vực 2 nông thôn
|
1.0
|
0.5
|
Khu vực 1
|
1.2
|
0.7
|
b) Ưu tiên theo đối tượng:
Đối tượng ưu tiên
|
Điểm ưu tiên theo đối tượng
|
Đại học
|
Cao đẳng
|
UT1 (đối tượng 01-04)
|
1.0
|
0.5
|
UT1 (đối tượng 05-07)
|
0.5
|
0.3
|
Tổng điểm ưu tiên của thí sinh cộng vào điểm trung bình chung không vượt quá 1.50 đối với Đại học (hoặc 1,0 đối với cao đẳng)
Khái niệm đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên được hiểu theo điều 7 của Quy chế Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy (Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2012/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Điều 8. Thủ tục và hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển, chuyển nhận giấy báo kết quả xét tuyển
a) Thí sinh tốt nghiệp THPT đăng ký xét tuyển.
Thí sinh làm hồ sơ đăng kí xét tuyển gửi cho cán bộ làm công tác tuyển sinh của trường THPT để tập hợp, sau đó sẽ gửi cho Phòng Đào tạo trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang. Thí sinh cũng có thể gửi hồ sơ đăng kí xét tuyển qua Bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Phòng Đào tạo của trường.
- Hồ sơ đăng kí xét tuyển bao gồm:
+ Phiếu đăng kí xét tuyển (theo mẫu trên Website của trường);
+ Bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT (đối với thí sinh mới tốt nghiệp năm học 2013 - 2014;
+ Bảng điểm tốt nghiệp THPT (bản sao có công chứng);
+ Học bạ THPT (bản sao có công chứng);
+ Hai phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh, số điện thoại để trường thông báo kết quả sơ tuyển và xét tuyển.
b) Thi đại học, cao đẳng hệ chính quy theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng ký dự xét tuyển vào trường
Hồ sơ ĐKXT gồm có:
- Giấy chứng nhận kết quả thi do các trường tổ chức thi cấp;
- Một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển;
- Thủ tục nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT.
Theo đúng thời hạn quy định của các trường, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên. Thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh.
Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của trường, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.
Nếu không trúng tuyển hoặc có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT đã nộp, thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT. Lệ phí ĐKXT đối với thí sinh rút hồ sơ và thí sinh không trúng tuyển do Hiệu trưởng các trường xem xét, quyết định.
Chương II
TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
CỦA TRƯỜNG TRONG CÔNG TÁC TUYỂN SINH
Điều 9. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng Tuyển sinh (HĐTS) trường
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh.
1. Thành phần của HĐTS trường gồm có:
a) Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền;
b) Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng;
c) Uỷ viên thường trực: Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng Giáo vụ (hoặc Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí);
d) Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.
Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường trong năm đó không được tham gia HĐTS trường.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường:
a) HĐTS các trường đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của Bộ GD&ĐT;
b) HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các khâu: xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ thi tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật theo quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố có trường).
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTS trường:
a) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ;
b) Quyết định và chịu trách nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh;
c) Báo cáo kịp thời với Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản (Bộ, Ngành hoặc UBND tỉnh, thành phố có trường) về công tác tuyển sinh của trường;
d) Ra quyết định thành lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban phỏng vấn, Ban Phúc khảo, Ban Cơ sở vật chất. Các Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;
đ) Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch HĐTS uỷ quyền.
Điều 10. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường
1. Thành phần Ban Thư ký HĐTS trường gồm có:
a) Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Các uỷ viên: một số cán bộ Phòng Giáo vụ (hoặc Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí), các phòng (ban) hữu quan, cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường
a) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch HĐTS giao phó;
b) Tiếp nhận, bảo quản, hồ sơ xét tuyển của thí sinh;
đ) Quản lý các giấy tờ, biên bản liên quan;
e) Dự kiến phương án điểm trúng tuyển, trình HĐTS quyết định;
h) In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển .
Ban thư ký HĐTS trường chỉ được tiến hành công việc liên quan đến hồ sơ xét tuyển khi có mặt ít nhất từ 2 uỷ viên của Ban trở lên.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban Thư ký HĐTS trường:
a) Lựa chọn những cán bộ, giảng viên trong trường có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, tác phong làm việc cẩn thận, có ý thức bảo mật và không có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự thi vào trường năm đó để trình Chủ tịch HĐTS trường xem xét, quyết định cử vào Ban Thư ký;
b) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS điều hành công tác của Ban.
Điều 11. Tổ chức, nhiệm vụ vŕ quyền hạn của Ban đề phỏng vấn
1. Thành phần Ban đề phỏng vấn gồm có:
a) Trưởng ban do Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Uỷ viên thường trực do Chủ tịch HĐTS trường chỉ định;
c) Các cán bộ xây dựng nội dung phỏng vấn, trường: 06 người (01 tiến sĩ Quản lý Giáo dục, 2 Thạc sĩ Tâm lý, 2 thạc sĩ Quản lý giáo dục và 5 Tiến sĩ thuộc các chuyên ngành đào tạo của trường: Kế toán; Khoa học cây trồng; Chăn nuôi; Công nghệ thực phẩm; Quản lí đất đai. Các cán bộ trên đều là những người đã có nhiều năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
d) Giúp việc Ban đề phỏng vấn có một số cán bộ làm nhiệm vụ đánh máy, in bộ câu hỏi phỏng vấn và đáp án.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban nội dung phỏng vấn
Giúp Chủ tịch HĐTS trường xây dựng bộ câu hỏi và đáp án phỏng vấn
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng đề Phỏng vấn:
a) Lựa chọn người tham gia xây dựng nội dung phỏng vấn, kiểm tra. Xác định yêu cầu biên soạn, phản biện nội dung phỏng vấn;
c) Chọn nội dung phỏng vấn, xử lý các tình huống cấp bách, bất thường về nội dung phỏng vấn;
d) Chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐTS trường về chất lượng nội dung phỏng vấn;
4. Nội dung phỏng vấn do tập thể Ban nội dung phỏng vấn xây dựng theo nguyên tắc bảo mật như làm đề thi. Ban phỏng vấn sẽ xây dựng một hệ thống gồm 150 câu hỏi có nội dung khác nhau. Chủ tịch HĐTS sẽ xét duyệt nội dung phỏng vấn trước khi đưa ra thực hiện. Mỗi đề phỏng vấn có 5 câu hỏi.
Nội dung câu hỏi phỏng vấn nhằm xác định tính cách thí sinh, đánh giá khả năng của thi sinh về năng lực thực tiễn, tư duy sáng tạo, thái độ, kỹ năng, hành vi, năng khiếu, sở thích, hiểu biết và động cơ đăng ký ngành đào tạo.
Điều 12. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban phỏng vấn
1. Thành phần Ban phỏng vấn bao gồm:
a) Trưởng ban do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch HĐTS trường kiêm nhiệm;
b) Uỷ viên thường trực do Trưởng ban Thư ký HĐTS trường kiêm nhiệm;
c) Các uỷ viên gồm: các cán bộ phụ trách phỏng vấn theo ngành học (gọi là Trưởng tiểu ban phỏng vấn) và các cán bộ phỏng vấn;
d) Cán bộ phỏng vấn được bồi dưỡng nghiệp vụ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của ban Phỏng vấn:
Thực hiện toàn bộ công tác phỏng vấn theo các quy định của Quy chế và thời gian do Chủ tịch HĐTS quy định.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban phỏng vấn:
a) Lựa chọn và đề cử các thành viên ban phỏng vấn để Chủ tịch HĐTS quyết định;
b) Điều hành công tác phỏng vấn. Chịu trách nhiệm trước HĐTS trường về chất lượng, thời gian và quy trình phỏng vấn.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên thường trực ban Phỏng vấn:
Điều hành các uỷ viên ban Thư ký HĐTS trường thực hiện các công tác nghiệp vụ.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng tiểu ban phỏng vấn:
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐTS trường và Trưởng ban phỏng vấn về việc phỏng vấn các thí sinh thuộc ngành mình phụ trách theo quy định của quy trình phỏng vấn;
b) Kiến nghị Trưởng ban phỏng vấn thay đổi hoặc đình chỉ việc phỏng vấn đối với những cán bộ trách nhiệm, vi phạm Quy chế.
6. Quy trình phỏng vấn
Thí sinh tham gia phỏng vấn sẽ bốc thăm câu hỏi và được chuẩn bị trong vòng 10 - 15 phút, sau đó sẽ trả lời 15 - 20 phút.
Thí sinh phải xây dựng dàn ý trả lời trên giấy trắng (do HĐTS trường phát) và nộp lại cho giám khảo sau khi trả lời để làm bằng chứng giải quyết các khiếu kiện (nếu có).
Mỗi bàn phỏng vấn gồm 02 giám khảo, làm việc theo nguyên tắc độc lập.
Các giám khảo tham gia phỏng vấn là những người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động giáo dục, làm việc theo nguyên tắc: khách quan, công bằng, cụ thể, chính xác.
Sau mỗi buổi chấm phỏng vấn, hai giám khảo thống nhất điểm của thí sinh báo cáo về Ban Thư kí HĐTS và kí vào biên bản bàn giao kèm theo phiếu dàn bài trả lời của thí sinh.
Ban Thanh tra tuyển sinh sẽ thường xuyên giám sát quá trình phỏng vấn để ngăn ngừa và xử lí kịp thời các hiện tượng tiêu cực (nếu có).
Kết quả phỏng vấn sẽ được công bố công khai sau từng ngày. Những thí sinh nào có thắc mắc phải nộp đơn cho ban thanh tra ngay trong ngày hôm đó.
Quá trình phỏng vấn sẽ được tổ chức thi một cách nghiêm túc nhằm giúp nhà trường nhận ra những năng lực thực tiễn, năng lực tư duy, năng khiếu riêng của sinh viên, hoàn cảnh gia đình để tạo điều kiện cho sinh viên phát huy năng lực trong quá trình đào tạo ở nhà trường,
Ban cơ sở vật chất có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ các phòng thi và các phương tiện phục vụ cho quá trình phỏng vấn.
Nhà trường sẽ mời lực lượng công an tham gia giám sát quá trình tuyển sinh, đặc biệt là thời gian phỏng vấn.
Điều 13. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo
1. Thành phần của Ban Phúc khảo bao gồm:
a) Trưởng ban do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo đảm nhiệm;
b) Các uỷ viên: Một số cán bộ giảng dạy chủ chốt của các bộ môn. Danh sách các uỷ viên và lịch làm việc của Ban phải được giữ bí mật;
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Phúc khảo
Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo theo quy định tại Quy chế tuyển sinh, Ban Phúc khảo có nhiệm vụ:
a) Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm tổng điểm xét tuyển của người này sang người khác;
b) Trình Chủ tịch HĐTS trường quyết định điểm đạt được của thí sinh sau khi đã chấm phúc khảo.
Chương III
XÉT TUYỂN VÀ TRIỆU TẬP THÍ SINH TRÚNG TUYỂN
Điều 14. Quy định về việc xây dựng điểm trúng tuyển
Xây dựng điểm trúng tuyển: Trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, căn cứ vào thống kê điểm đạt được của tất cả thí sinh, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên; Ban Thư ký trình HĐTS trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao.
Điều 15. Công bố điểm trúng tuyển, xử lý trường hợp thất lạc hồ sơ xét tuyển, chứng nhận kết quả thi cho thí sinh
1. Căn cứ biên bản điểm trúng tuyển do Ban Thư ký HĐTS trường dự kiến, HĐTS quyết định điểm trúng tuyển sao cho số thí sinh trúng tuyển đến trường nhập học không vượt chỉ tiêu được giao.
2. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm ở tiêu chí nào do lỗi của HĐTS làm thất lạc HSXT thì Chủ tịch HĐTS trường có trách nhiệm thông báo cho thí sinh biết và quyết định tổ chức xét tuyển hoàn thiện tiêu chí còn thiếu. Thí sinh không dự xét tuyển tiêu chí bổ sung thì không được xét tuyển.
3. Trường hợp thí sinh bị thiếu điểm một tiêu chí nào đó do lỗi của HĐTS trường nhưng tổng số điểm các tiêu chí còn lại bằng hoặc cao hơn điểm xét tuyển vào trường đã dự thi thì Chủ tịch HĐTS trường gọi thí sinh vào học theo ngành đã đăng ký mà không cần tổ chức xét tuyển bổ sung tiêu chí thiếu.
Điều 16. Triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường
1. Chủ tịch HĐTS trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học.
2. Trong thời gian nhập học, thí sinh phải qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện do trường tổ chức hoặc do Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp.
3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp những giấy tờ sau đây:
a) Học bạ;
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học tạm thời đối với những người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp đối với những người đã tốt nghiệp các năm trước. Những người mới nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, đầu năm học sau phải xuất trình bản chính bằng tốt nghiệp để đối chiếu kiểm tra;
c) Giấy khai sinh;
d) Các giấy tờ xác nhận đối tượng như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc được hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc của bố mẹ thí sinh...
Các giấy tờ quy định tại điểm a, b, c, d của khoản này, trường thu bản photocopy có công chứng và đối chiếu với bản chính;
đ) Giấy triệu tập trúng tuyển;
e) Hồ sơ trúng tuyển.
4. Thí sinh đến trường nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ ngày nhập học ghi trong giấy triệu tập trúng tuyển, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Nếu đến chậm do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, các trường xem xét quyết định tiếp nhận vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học năm sau.
5. Những thí sinh bị địa phương giữ lại không cho đi học có quyền khiếu nại lên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ GD&ĐT. Chỉ có Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có quyền ký quyết định giữ lại người đã trúng tuyển, nhưng phải giải thích cho đương sự rõ lý do và căn cứ pháp luật của quyết định đó.
Những trường hợp địa phương hoặc trường giải quyết chưa đúng mà thí sinh có đơn khiếu nại, sau khi đã cùng các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương xem xét, Bộ GD&ĐT sẽ ra quyết định cuối cùng về việc học tập của thí sinh.
Điều 17. Kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của thí sinh trúng tuyển
1. Sau kỳ thi tuyển sinh, Hiệu trưởng giao cho Bộ phận thanh tra tuyển sinh tiến hành kiểm tra kết quả thi của tất cả số thí sinh đã trúng tuyển vào trường mình về tính hợp pháp của tất cả các các tiêu chí theo quy định xét tuyển. Nếu phát hiện thấy các trường hợp vi phạm quy chế hoặc các trường hợp nghi vấn, cần lập biên bản kiến nghị Hiệu trưởng có biện pháp xác minh, xử lý.
2. Khi sinh viên trúng tuyển đến trường nhập học, trường cử cán bộ đối chiếu kiểm tra bản chính học bạ, văn bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh và các giấy tờ xác nhận đối tượng ưu tiên của thí sinh, cán bộ trường ghi vào các giấy tờ nói trên: ngày, tháng, năm, "đã đối chiếu bản chính" rồi ghi rõ họ tên và ký.
Trong quá trình thu nhận hồ sơ hoặc trong thời gian sinh viên đang theo học tại trường, nếu phát hiện hồ sơ giả mạo thì báo cáo Hiệu trưởng xử lý theo quy định của Quy chế.
4. Sau khi được xét tuyển chính thức, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ra Quyết định công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển.
Chương IV
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ LƯU TRỮ
Điều 18. Chế độ báo cáo
Tháng 11/2014, trường gửi thông báo kết quả tuyển sinh ĐH, CĐ cho các Sở GD&ĐT, đồng thời báo cáo Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tình hình và kết quả tuyển sinh năm đó, dự kiến kế hoạch tuyển sinh năm sau.
Điều 19. Chế độ lưu trữ
Tất cả các bài thi của thí sinh trúng tuyển, các tài liệu liên quan đến kỳ thi tuyển sinh, trường phải bảo quản và lưu trữ trong suốt khoá đào tạo theo quy định của Pháp lệnh lưu trữ. Hết khoá đào tạo, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng xét huỷ. Bài thi của thí sinh không trúng tuyển lưu trữ một năm kể từ ngày thi. Các tài liệu và kết quả thi (tên thí sinh, điểm các môn thi, điểm trúng tuyển) phải lưu trữ lâu dài.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 20. Khen thưởng
1. Những người có nhiều đóng góp, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyển sinh được giao, tuỳ theo thành tích cụ thể, được Chủ tịch HĐTS trường khen thưởng hoặc đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT khen thưởng theo quy định.
2. Quỹ khen thưởng trích trong lệ phí tuyển sinh.
Điều 21. Xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế
Người tham gia công tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau kỳ thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tuỳ theo mức độ, sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ áp dụng quy định tại Luật cán bộ, công chức và Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/5/2011 của Chính phủ để xử lý kỷ luật; Nghị định số 49/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 40/2011/NĐ-CP ngày 08/6/2011 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 22. Xử lý thí sinh dự thi vi phạm quy chế
Thực hiện theo Qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy của Bộ giáo dục đào tạo.
Phụ lục 2 - Kết quả tuyển sinh Đại học, Cao đẳng chính quy các năm 2011, 2012, 2013
|
|
|
|
|
|
|
|
|
STT
|
Tên ngành
|
Bậc học (ĐH, CĐ)
|
Năm 2011
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
|
|
1
|
Kế toán
|
ĐH
|
45
|
64
|
71
|
|
2
|
Khoa học cây trồng
|
ĐH
|
9
|
2
|
24
|
|
3
|
Chăn nuôi
|
ĐH
|
30
|
13
|
20
|
|
4
|
Thú y
|
ĐH
|
|
|
119
|
|
5
|
Quản lý đất đai
|
ĐH
|
96
|
40
|
129
|
|
6
|
Quản lý TNMT
|
ĐH
|
|
|
140
|
|
7
|
Công nghệ thực phẩm
|
ĐH
|
|
7
|
55
|
|
8
|
Lâm Sinh
|
ĐH
|
|
|
8
|
|
9
|
Công nghệ sinh học
|
ĐH
|
|
2
|
18
|
|
10
|
Xét tuyển thí sinh tại các huyện nghèo (huyện 30a)
|
|
|
94
|
124
|
|
Tổng đại học
|
|
180
|
222
|
708
|
|
1
|
Kế toán
|
CĐ
|
59
|
58
|
15
|
|
2
|
Khoa học cây trồng
|
CĐ
|
15
|
13
|
|
|
3
|
Chăn nuôi
|
CĐ
|
39
|
32
|
31
|
|
4
|
Quản lý đất đai
|
CĐ
|
72
|
55
|
24
|
|
5
|
Quản lý TNMT
|
CĐ
|
|
|
18
|
|
6
|
Công nghệ thực phẩm
|
CĐ
|
13
|
13
|
3
|
|
7
|
Lâm nghiệp
|
CĐ
|
15
|
8
|
4
|
|
8
|
Công nghệ sinh học
|
|
|
5
|
|
|
Tổng cao đẳng
|
|
213
|
184
|
95
|
|
Tổng Đại học + Cao đẳng
|
|
393
|
406
|
803
|
|
Phụ lục 3
Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của trường
(Kèm theo đề án Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2014
của Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang)
TT
|
Tên ngành đào tạo
(1)
|
Mã số
(2)
|
Trình độ đào tạo
(3)
|
Số, ngày văn bản cho phép mở ngành
(4)
|
|
|
1
|
Kế toán
|
52340301
|
Đại học
|
1472/QĐ-BGDĐT
15/4/2011
|
|
51340301
|
Cao đẳng
|
5386/QĐ-BGD&ĐT-ĐH
01/12/1999
|
|
2
|
Khoa học cây trồng
|
52620110
|
Đại học
|
1472/QĐ-BGDĐT
15/4/2011
|
|
51620110
|
Cao đẳng
|
5386/QĐ-BGDĐT
01/12/1999
|
|
3
|
Chăn nuôi
|
52620105
|
Đại học
|
1472/QĐ-BGDĐT
15/4/2011
|
|
51620105
|
Cao đẳng
|
5386/QĐ-BGD&ĐT/ĐH
01/12/1999
|
|
4
|
Thú y
|
52640101
|
Đại học
|
3828/QĐ-BGDĐT
21/9/2012
|
|
5
|
Quản lý đất đai
|
52850103
|
Đại học
|
1472/QĐ-BGDĐT
15/4/2011
|
|
51850103
|
Cao đẳng
|
5386/QĐ-BGD&ĐT/ĐH
01/12/1999
|
|
6
|
Quản lý Tài nguyên và Môi trường
|
52850101
|
Đại học
|
3828/QĐ-BGDĐT
21/9/2012
|
|
51850101
|
Cao đẳng
|
3828/QĐ-BGDĐT
21/9/2012
|
|
7
|
Công nghệ thực phẩm
|
52540101
|
Đại học
|
532/QĐ-BGDĐT
10/2/2012
|
|
51540102
|
Cao đẳng
|
935/QĐ/BGDĐT
6/3/2002
|
|
8
|
Lâm sinh
|
52620205
|
Đại học
|
532/QĐ-BGDĐT
10/2/2012
|
|
9
|
Công nghệ sinh học
|
52420201
|
Đại học
|
532/QĐ-BGDĐT
10/2/2012
|
|
51420201
|
Cao đẳng
|
724/QĐ/BGD&ĐT-ĐH&SĐH
16/02/2006
|
|
10
|
Quản lý Tài nguyên rừng
|
52620211
|
Đại học
|
322/QĐ-BGDĐT 25/01/2014
|
|
51620211
|
Cao đẳng
|
322/QĐ-BGDĐT 25/01/2014
|
|
11
|
Dịch vụ thú y
|
51640201
|
Cao đẳng
|
3828/QĐ-BGDĐT
21/9/2012
|
|
12
|
Sư phạm kỹ thuật NN
|
51140215
|
Cao đẳng
|
1370/QĐ-BGD&ĐT/ĐH
16/5/2001
|
|
13
|
Lâm nghiệp
|
51620201
|
Cao đẳng
|
935/QĐ/BGD&ĐT-ĐH
6/03/2002
|
|
14
|
Công nghệ thông tin
|
51480201
|
Cao đẳng
|
247/QĐ/BGD&ĐT-ĐH&SĐH
18/01/2005
|
|
Phụ lục 4
Danh mục các nguồn lực (Cơ sở vật chất và đội ngũ) để thực hiện đề án
(Kèm theo Đề án tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy năm 2014
của Trường Đại học Nông – Lâm Bắc Giang)
I. Cán bộ, giảng viên, nhân viên của nhà trường
1. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên:
STT
|
Phân loại
|
Nam
|
Nữ
|
Tổng số
|
I
|
Cán bộ cơ hữu
Trong đó:
|
86
|
95
|
181
|
I.1
|
Cán bộ trong biên chế
|
82
|
90
|
172
|
I.2
|
Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và hợp đồng không xác định thời hạn
|
4
|
5
|
9
|
II
|
Các cán bộ khác
Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả giảng viên thỉnh giảng)
|
|
5
|
5
|
|
Tổng số
|
86
|
100
|
186
|
2. Thống kê, phân loại giảng viên
Số TT
|
Trình độ, học vị, chức danh
|
Số lượng giảng viên
|
Giảng viên cơ hữu
|
Giảng viên thỉnh giảng trong nước
|
Giảng viên quốc tế
|
GV trong biên chế trực tiếp giảng dạy
|
GV hợp đồng dài hạntrực tiếp giảng dạy
|
Giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ quản lý
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
1
|
Giáo sư,
Viện sĩ
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phó Giáo sư
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tiến sĩ khoa học
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Tiến sĩ
|
13
|
13
|
|
11
|
|
|
5
|
Thạc sĩ
|
105
|
105
|
|
27
|
|
|
6
|
Đại học
|
15
|
15
|
|
|
|
|
7
|
Cao đẳng
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Trung cấp
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Trình độ khác
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số
|
133
|
133
|
|
38
|
|
|
3. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo trình độ, giới tính và độ tuổi (số người):
STT
|
Trình độ / học vị
|
Số lượng
|
Tỷ lệ
(%)
|
Phân loại theo giới tính
|
Phân loại theo tuổi (người)
|
Nam
|
Nữ
|
Trên 30
|
30-40
|
41-50
|
51-60
|
dưới 60
|
1
|
Giáo sư, Viện sĩ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phó Giáo sư
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tiến sĩ khoa học
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Tiến sĩ
|
13
|
9,77
|
12
|
1
|
|
6
|
1
|
6
|
|
5
|
Thạc sĩ
|
105
|
78,95
|
39
|
66
|
28
|
61
|
5
|
11
|
|
6
|
Đại học
|
15
|
11,28
|
4
|
11
|
9
|
1
|
0
|
5
|
|
7
|
Cao đẳng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Trung cấp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Trình độ khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
133
|
|
55
|
78
|
37
|
68
|
6
|
22
|
|
II. Cơ sở vật chất, thư viện, tài chính
1. Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 585.000 m2,
2. Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2):
- Nhà làm việc: 3.450 m2
- Giảng đường: 6.950 m2
- Ký túc xá: 7.450 m2
- Khu vui chơi giải trí: 14.282 m2
- Phòng thí nghiệm và xưởng thực hành thí nghiệm của Trường hiện có:
+ Nhà thư viện: 2.517 m2
+ Nhà thí nghiệm: 828 m2 (21 phòng thí nghiệm)
+ Xưởng thực hành cơ khí : 756 m2
+ Xưởng thực hành chế biến: 458 m2
+ Trại chăn nuôi: 1.186 m2 công suất nuôi 800-1.000 con lợn
+ Thiết bị thí nghiệm: 9.908,7 triệu đồng, bao gồm: Máy kinh vĩ: 25 cái, máy toàn đạc điện tử: 8 cái; Máy móc thí nghiệm các loại : 2.851 triệu đồng.
3. Diện tích phòng học (tính bằng m2)
- Tổng diện tích phòng học: 6.950 m2
- Tỷ số diện tích phòng học trên sinh viên chính quy: 3,4 m2 (Tổng số SV chính quy = 2.074 người)
4. Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường:
- Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường 2.242 cuốn; Tổng số sách hiện có trong thư viện: 31.488 cuốn.
- Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường: 985 cuốn; Tổng số sách gắn với ngành đào tạo hiện có trong thư viện: 11.216 cuốn.
5. Tổng số máy tính của trường:
- Dùng cho hệ thống văn phòng: 165 bộ
- Dùng cho sinh viên học tập: 204 bộ
Tỷ số số máy tính dùng cho sinh viên trên sinh viên chính quy: 0,098
6. Tổng kinh phí năm 2013: 63.000.306.000 đồng, trong đó:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên: 34.738.306.000 đồng
- Kinh phí không thường xuyên: 28.262.000.000 đồng
PHỤ LỤC 5 – KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY, TƯƠNG QUAN
1- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY KQHT CỦA SINH VIÊN
Biến phụ thuộc: Kết quả học tập bình quân ở Đại học
Biến độc lập
|
Hệ số hồi quy
|
Sai tiêu chuẩn
|
Kiểm định t
|
Điểm bình quân tốt nghiệp PTTH
|
0,0966
|
0,0876
|
0,79
|
Điểm thi tuyển sinh*
|
0,0851
|
0,0365
|
2,33
|
Điểm bình quân 3 năm học PTTH**
|
0,7248
|
0,1148
|
6,32
|
Hằng số
|
-0,4542
|
0,7038
|
-0,65
|
(Dung lượng mẫu: 250; R2 = 0,3073)
Ghi chú:
* Có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95%
** Có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 99%
2- HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN
|
BQHTPT
|
ĐTS
|
BQTNPT
|
BQHTĐH
|
BQHTPT
|
1,0000
|
|
|
|
ĐTS
|
0,4175
|
1,0000
|
|
|
BQTNPT
|
0,4866
|
0,3990
|
1,0000
|
|
BQHTĐH
|
0,5310
|
0,3600
|
0,3305
|
1,0000
|
Ghi chú:
BQHTPT: Điểm bình quân 3 năm học phổ thông trung học
ĐTS: Kết quả thi tuyển sinh (chưa tính ưu tiên)
BQTNPH: Điểm bình quân thi tốt nghiệp phổ thông
BQHTĐH: Điểm bình quân các kỳ đã học ở bậc Đại học