Đại học Chính quy – ngành Quản lý đất đai
Mã số: D850103
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo kỹ sư Quản lý đất đai có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp và sức khỏe; có kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Quản lý đất đai; có khả năng quản lý, có tư duy độc lập và khả năng làm việc tập thể, tổ chức sản xuất và chuyển giao kỹ thuật thuộc lĩnh vực Quản lý đất đai. Sau khi tốt nghiệp có thể đáp ứng được vị trí công việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực Quản lý đất đai.
2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo người học có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như sau:
2.1. Về kiến thức
– Vận dụng được kiến thức để thực hiện các công việc thuộc các lĩnh vực: Đo đạc, xây dựng bản đồ, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới, thẩm định và định giá đất, thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, bất động sản, kiểm kê chỉnh lý biến động đất đai…;
– Ứng dụng kiến thức để sử dụng tốt các trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng, quản lý, dự đoán, dự báo tài nguyên đất đai như: Máy định vị toàn cầu (GPS) độ chính xác cao, máy toàn đạc điện tử, công nghệ xử lý ảnh viễn thám, các phần mềm về hệ thống thông tin địa lý và các phần mềm trong thành lập bản đồ (Arcgis Desktop, Mapinfo, Microstation, Famis, AutoCad, Envi, Villis), đồ họa và thiết kế cảnh quan, phân tích thiết kế hệ thống và mô hình hóa tài nguyên đất đai, thành lập các loại bản đồ chuyên đề, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai;
– Vận dụng được kiến thức về thổ nhưỡng, thủy văn nguồn nước, đất dốc xói mòn và đánh giá đất, để bố trí sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp cho từng vùng lãnh thổ;
– Áp dụng được kiến thức về bản đồ, đánh giá đất, hệ thống thông tin đất đai, định hướng phát triển tổng thể kinh tế, xã hội, môi trường và đô thị để bố trí phương án quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn, lựa chọn dự án đầu tư và quản lý hiệu quả tài nguyên đất đai;
– Vận dụng được kiến thức pháp luật đất đai, kinh tế đất và đánh giá tác động môi trường để giải quyết các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong thực tiễn;
– Đạt chuẩn kiến thức về ngoại ngữ, tin học theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 1 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.2. Về kỹ năng
– Sử dụng thành thạo các loại máy trắc địa, phần mềm và công nghệ chuyên ngành quản lý đất đai (hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hàng không, viễn thám) để đo đạc, xây dựng hệ thống thông tin đất, thành lập bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất;
– Đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sử dụng đất và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành liên quan phục vụ công tác quản lý đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;
– Thiết lập được hệ thống đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng giá đất, bất động sản phục vụ công tác quản lý đất đai;
– Xây dựng và đề xuất được các giải pháp cho các vấn đề mới, phát sinh liên quan đến lĩnh vực đo đạc bản đồ, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quản lý nhà nước về đất đai;
– Giải quyết được các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật;
– Phân tích, tổng hợp và đánh giá được dữ liệu cơ sở đất đai để sử dụng trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất;
– Đề xuất kế hoạch và tổ chức giải quyết các vấn đề thực tế: Công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở các cấp;
– Ứng dụng được kiến thức về tin học văn phòng để thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn; sử dụng thành thạo phần mềm và các thiết bị trình chiếu phục vụ hội nghị, hội thảo; sử dụng thành thạo các phần mềm GIS, LIS trong thành lập bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai ở các cấp;
– Sử dụng được ngoại ngữ (Anh văn hoặc Trung văn) trong giao tiếp cơ bản, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành.
2.3. Về thái độ
– Có lập trường lập trường chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có phẩm chất đạo đức và trách nhiệm cao với công việc được giao;
– Thái độ làm việc nghiêm túc, có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công tác;
– Thái độ giao tiếp lịch sự, có tinh thần đoàn kết tốt, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;
– Gần gũi, có thái độ phục vụ nhân dân tốt; sử dụng hợp lý, hiệu quả và có ý thức bảo vệ tài nguyên đất và môi trường.
3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ sư Quản lý đất đai có thể đảm nhận các vị trí công tác tại:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính;
– Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên và môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Trung tâm Điều tra và đánh giá tài nguyên đất, Hội Trắc địa – Đản đồ Việt Nam, Hội Khoa học đất…
– Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh.
– Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc các tỉnh.
– Cán bộ địa chính – xây dựng, thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn;
– Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đo đạc thành lập bản đồ, tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, môi giới và định giá bất động sản, các đơn vị thẩm định giá (ngân hàng, công ty thẩm định giá…).
– Làm giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính, Quản lý thị trường bất động sản tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
4. Cơ hội học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học thạc sĩ và tiến sĩ thuộc các ngành và chuyên ngành sau: Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Khoa học đất, Quản lý thị trường bất động sản, Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, Bản đồ – Viễn thám và GIS.
2. Chuẩn đầu ra
Hoàn thành chương trình đào tạo người học có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như sau:
2.1. Về kiến thức
– Vận dụng được kiến thức để thực hiện các công việc thuộc các lĩnh vực: Đo đạc, xây dựng bản đồ, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch nông thôn mới, thẩm định và định giá đất, thanh tra và giải quyết tranh chấp đất đai, bất động sản, kiểm kê chỉnh lý biến động đất đai…;
– Ứng dụng kiến thức để sử dụng tốt các trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến trong xây dựng, quản lý, dự đoán, dự báo tài nguyên đất đai như: Máy định vị toàn cầu (GPS) độ chính xác cao, máy toàn đạc điện tử, công nghệ xử lý ảnh viễn thám, các phần mềm về hệ thống thông tin địa lý và các phần mềm trong thành lập bản đồ (Arcgis Desktop, Mapinfo, Microstation, Famis, AutoCad, Envi, Villis), đồ họa và thiết kế cảnh quan, phân tích thiết kế hệ thống và mô hình hóa tài nguyên đất đai, thành lập các loại bản đồ chuyên đề, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quản lý đất đai;
– Vận dụng được kiến thức về thổ nhưỡng, thủy văn nguồn nước, đất dốc xói mòn và đánh giá đất, để bố trí sử dụng đất phục vụ sản xuất nông nghiệp cho từng vùng lãnh thổ;
– Áp dụng được kiến thức về bản đồ, đánh giá đất, hệ thống thông tin đất đai, định hướng phát triển tổng thể kinh tế, xã hội, môi trường và đô thị để bố trí phương án quy hoạch sử dụng đất, phát triển nông thôn, lựa chọn dự án đầu tư và quản lý hiệu quả tài nguyên đất đai;
– Vận dụng được kiến thức pháp luật đất đai, kinh tế đất và đánh giá tác động môi trường để giải quyết các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong thực tiễn;
– Đạt chuẩn kiến thức về ngoại ngữ, tin học theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư số 03/2014/TT-BGDĐT ngày 1 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2.2. Về kỹ năng
– Sử dụng thành thạo các loại máy trắc địa, phần mềm và công nghệ chuyên ngành quản lý đất đai (hệ thống định vị toàn cầu, ảnh hàng không, viễn thám) để đo đạc, xây dựng hệ thống thông tin đất, thành lập bản đồ địa chính và các loại bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý và sử dụng đất;
– Đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sử dụng đất và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch ngành liên quan phục vụ công tác quản lý đất đai và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội;
– Thiết lập được hệ thống đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng giá đất, bất động sản phục vụ công tác quản lý đất đai;
– Xây dựng và đề xuất được các giải pháp cho các vấn đề mới, phát sinh liên quan đến lĩnh vực đo đạc bản đồ, lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, quản lý nhà nước về đất đai;
– Giải quyết được các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật;
– Phân tích, tổng hợp và đánh giá được dữ liệu cơ sở đất đai để sử dụng trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất;
– Đề xuất kế hoạch và tổ chức giải quyết các vấn đề thực tế: Công tác quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ở các cấp;
– Ứng dụng được kiến thức về tin học văn phòng để thực hiện các nhiệm vụ về chuyên môn; sử dụng thành thạo phần mềm và các thiết bị trình chiếu phục vụ hội nghị, hội thảo; sử dụng thành thạo các phần mềm GIS, LIS trong thành lập bản đồ, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý đất đai ở các cấp;
– Sử dụng được ngoại ngữ (Anh văn hoặc Trung văn) trong giao tiếp cơ bản, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành.
2.3. Về thái độ
– Có lập trường lập trường chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có phẩm chất đạo đức và trách nhiệm cao với công việc được giao;
– Thái độ làm việc nghiêm túc, có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công tác;
– Thái độ giao tiếp lịch sự, có tinh thần đoàn kết tốt, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật;
– Gần gũi, có thái độ phục vụ nhân dân tốt; sử dụng hợp lý, hiệu quả và có ý thức bảo vệ tài nguyên đất và môi trường.
3. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ sư Quản lý đất đai có thể đảm nhận các vị trí công tác tại:
– Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính;
– Tổng cục Quản lý đất đai, Viện Khoa học đo đạc và bản đồ, Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Viện Chiến lược và chính sách tài nguyên và môi trường, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn, Trung tâm Điều tra và đánh giá tài nguyên đất, Hội Trắc địa – Đản đồ Việt Nam, Hội Khoa học đất…
– Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường, Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh.
– Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chính, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai, Trung tâm phát triển quỹ đất các quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc các tỉnh.
– Cán bộ địa chính – xây dựng, thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn;
– Tổng Công ty Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đo đạc thành lập bản đồ, tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, môi giới và định giá bất động sản, các đơn vị thẩm định giá (ngân hàng, công ty thẩm định giá…).
– Làm giảng viên ngành Quản lý đất đai, Địa chính, Quản lý thị trường bất động sản tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
4. Cơ hội học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Kỹ sư tốt nghiệp ngành Quản lý đất đai có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở các bậc học thạc sĩ và tiến sĩ thuộc các ngành và chuyên ngành sau: Quản lý đất đai, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Khoa học đất, Quản lý thị trường bất động sản, Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, Bản đồ – Viễn thám và GIS.