Ngành Quản lý đất đai – Cơ hội việc làm hấp dẫn và những yêu cầu trong nghề

67

Cơ hội việc làm rộng mở cùng mức lương ổn định so với nhiều công việc khác trên thị trường đã khiến quản lý đất đai trở thành ngành nghề được nhiều bạn trẻ theo đuổi.

Quản lý đất đai là một trong những ngành nghề hot, được nhiều người lựa chọn làm con đường phát triển nghề nghiệp. Nếu bạn chưa thật sự hiểu rõ quản lý đất đai là gì, làm công việc gì, mức lương, cơ hội việc làm hiện nay như thế nào,… thì hãy khám phá ngay thông tin dưới đây.

1. Quản lý đất đai là ngành gì? 

Quản lý đất đai (Land Management) là ngành làm về công tác quản lý đất đai, lập Hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân,… để đảm bảo quy trình và hợp lý theo quy định pháp luật.

2. Ngành quản lý đất đai làm việc ở đâu? 

Tại cơ quan nhà nước

Sau khi được đào tạo bài bản về ngành quản lý đất đai, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các cơ quan nhà nước. Bạn cần trải qua kỳ thi công chức dành cho vị trí trong cơ quan nhà nước. Từng vị trí sẽ có yêu cầu về trình độ học vấn, kinh nghiệm khác nhau. Nếu lựa chọn làm việc tại cơ quan nhà nước, bạn có thể lựa chọn:

  • Ban thanh tra huyện, quận, tỉnh hoặc thành phố.
  • Cục quản lý đất đai.
  • Cán bộ địa chính cấp cơ sở, ủy ban nhân dân xã, phường.
  • Phòng tài nguyên môi trường, quản lý đô thị tại huyện, quận.
  • Phòng đăng ký đất đai.
  • Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Xây dựng tỉnh, thành phố.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,…

Tại doanh nghiệp, công ty

Làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức, công ty tư nhân cũng là lựa chọn của nhiều người trong lĩnh vực này. Cụ thể, bạn có thể lựa chọn các đơn vị:

  • Công ty và doanh nghiệp bất động sản, định giá nhà đất.
  • Công ty và doanh nghiệp xây dựng, trắc địa.
  • Công ty và doanh nghiệp kinh doanh địa ốc.
  • Ban quản lý dự án quy hoạch.

Nghiên cứu, giảng dạy

Nếu đi theo con đường nghiên cứu, giảng dạy thì bạn có thể làm:

  • Giảng viên tại trường cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành quản lý đất đai.
  • Hội Khoa học đất
  • Cục Quản lý đất đai
  • Viện Khoa học Đo đạc, Bản đồ
  • Viện Quy hoạch đô thị, nông thôn
  • Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai

3. Vì sao ngành quản lý đất đai luôn HOT?

Quản lý đất đai là một trong những ngành hot, thu hút nhiều người theo đuổi bởi:

Cơ hội việc làm lớn

Với ngành này, bạn có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực và đơn vị khác nhau như cơ quan nhà nước, công ty và doanh nghiệp tư nhân, nghiên cứu và giảng dạy (như đã đề cập ở mục trên). Có thể nói, quản lý đất đai mang lại cơ hội việc làm vô cùng rộng mở cho ứng viên theo đuổi lĩnh vực này.

Nhu cầu nguồn nhân lực cao

Theo Tạp chí cộng sản, về quy mô thị trường, hiện nay cả nước ước tính đã và đang thực hiện trên 5.000 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4,5 triệu tỷ đồng, tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2009, có hơn 100.000 công ty xây dựng và 15.000 công ty kinh doanh bất động sản cùng với hơn 1.000 sàn giao dịch bất động sản được thành lập. Trong 5 năm trở lại đây, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực bất động sản chiếm hơn 18 tỷ USD, đứng thứ 2 trong tổng nguồn vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam.

Đến ngày 20-3-2022, vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài lĩnh vực kinh doanh BĐS đứng thứ hai trong số các lĩnh vực thu hút FDI lớn, với tổng vốn đầu tư gần 2,7 tỷ USD, chiếm 30,3% tổng vốn đầu tư đăng ký, công ty thành lập mới tăng mạnh 47,2%. Tính đến cuối tháng 4/2022, có đến khoảng 800 sàn giao dịch đã trở lại hoạt động, tăng hơn 400 sàn so với quý IV năm 2021. 

Số liệu thống kê đã cho thấy quy mô thị trường bất động sản ngày càng tăng dần. Đây là thị trường được giới đầu tư xem là kênh đầu tư có sức hấp dẫn và dự đoán tương lai sẽ đón nhận lượng lớn nhà đầu tư mới.

Trong những năm gần đây, đất đai là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư lớn nhỏ, trong nước lẫn quốc tế. Vì vậy, ngành cần nguồn nhân lực lớn, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng tăng cao. Nếu sở hữu năng lực chuyên môn vững vàng và đã có kinh nghiệm làm việc thực tế, chắc chắn ứng viên sẽ dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng. 

Mức thu nhập hấp dẫn 

Mức thu nhập cũng là một trong những lý do khiến nhiều người theo đuổi ngành này. Tại Việt Nam, mức lương của ngành quản lý đất đai có thể dao động từ khoảng 7 – 20 triệu đồng mỗi tháng cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn khác. Mức lương có thể tăng lên đáng kể, có sự chênh lệch tùy thuộc vào từng vị trí đảm nhận trong ngành, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, địa điểm làm việc,…

4. Yếu tố cần có để làm trong ngành quản lý đất đai

Mỗi vị trí công việc quản lý đất đai sẽ đưa ra tiêu chí tuyển dụng cụ thể với người ứng tuyển. Hơn nữa, quản lý đất đai là ngành có những đặc thù riêng nên người làm trong ngành này cần đáp ứng nhiều yêu cầu khá khắt khe. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản:

Kiến thức chuyên môn vững vàng

Bạn phải có kiến thức về quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường nói chung và kiến thức cơ bản về kinh tế, quản lý trong lĩnh vực đất đai nói riêng; kiến thức về đầu tư phát triển bất động sản, phân tích và đánh giá hiệu quả việc sử dụng đất đai. Từ đó, có cơ sở hoạch định, phân tích chính sách đối với quản lý nhà nước về đất đai.

Am hiểu quy định chính sách của nhà nước về quản lý đất đai 

Người làm trong ngành này cũng cần am hiểu về chính sách quản lý nhà nước về đất đai, thu thập, đo đạc cơ sở dữ liệu đất đai, thống kê và kiểm kê đất đai; kiến thức về kinh tế trong việc sử dụng đất đai, đánh giá và định giá đất đai, quy hoạch sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo sử dụng đất,…

Luôn tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp

Trong nghề này, để nâng cao trình độ và tiến xa xa hơn, bên cạnh yếu tố chuyên môn thì bạn phải giữ cho mình một chuẩn mực về đạo đức. Bạn phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và thật sự vững vàng, bản lĩnh để không bị các lợi ích thu hút, điều khiển để để trục lợi.

Tư duy logic

Đất đai có nhiều đặc điểm phức tạp, thậm chí nó có liên quan đến cả kiến thức kinh tế, xã hội, pháp lý, môi trường,… Do đó, người làm quản lý đất đai phải có tư duy, suy luận sâu sắc và linh hoạt, nhạy bén để nắm bắt hết đặc điểm về khu vực đất đai mình quản lý.

Tinh thần trách nhiệm

Theo đuổi công việc này, bạn phải có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết và say mê tìm hiểu những quy định, chính sách để cập nhật kịp thời quy định pháp luật thường xuyên. Điều này giúp bạn đáp ứng Do đặc thù của ngành có lượng công việc khá lớn, điều đó đòi hỏi người học phải nhiệt tình, hăng say với công việc của mình.

Năng động, sáng tạo

Một quản lý đất đai cần phải mang trong mình sự năng động, linh hoạt, sáng tạo. Nhờ các kỹ năng này, bạn sẽ dễ dàng áp dụng công nghệ và ứng dụng phần mềm vào quản lý đất đai, sử dụng đất hiệu quả, suy luận ra sự phát triển của xã hội và biến động ảnh hưởng đến kinh tế đất.

Nguồn: https://navigossearch.com/vi-VN/nganh-quan-ly-dat-dai